Để việc thi công cốp pha nhựa trở nên hiệu quả cho các công trình, ngoài việc sản xuất những tấm cốp pha nhựa có nhiều ưu điểm vượt trội. Bài viết này Santiago sẽ hướng dẫn cách thi công, lắp đặt cốp pha nhựa chi tiết nhất.
Lắp Đặt Hệ Móng
- Xác định kích thước móng, chú ý các móng có hình dạng cong, phức tạp.
- Ghép những tấm ván cốp pha theo những kích thước xác định.
- Dùng nẹp gỗ gia cố những điểm cốp pha vuông góc với nhau để tăng thêm khả năng chịu lực.
- Cố định ván khuôn bê tông bằng các thanh chống.
Lắp Đặt Hệ Cột
- Xác định hình dạng, kích thước của cột cần thi công.
- Dùng cưa để cắt những tấm cốp pha nhựa thành từng tấm bằng kích thước của cột.
- Ghép những tấm cốp pha nhựa thành kích thước cụ thể.
- Dùng gông để cố định những tấm cốp pha lại, chú ý khoảng cách tốt nhất từ 400mm đến 550mm.
- Chừa lỗ để vệ sinh dưới chân cột, bên trên chừa lỗ để đổ bê tông.
Lắp Đặt Hệ Dầm
- Dùng cây chống chữ T cố định 2 cột chống, đặt thêm các cột chữ T vuông góc với thanh dầm dọc theo dầm.
- Dùng cưa để cắt những tấm cốp pha nhựa thành những kích thước đúng với chiều rộng của dầm cần thi công.
- Rải các tấm cốp pha nhựa dọc theo dầm, đóng đinh liên kết với đáy dầm.
- Cố định những mép liên kết bằng gông, cây chống và bu lông.
Lắp Đặt Hệ Sàn
- Xác định diện tích cần lát tấm cốp pha nhựa trên mặt sàn.
- Rải đều các tấm cốp pha, công đoạn này có thể đặt hàng nhà máy sản xuất những tấm coppha nhựa có kích thước dài, ngắn tùy chỉnh để thi công nhanh hơn.
- Đóng đinh gia cố sàn và hệ đòn tay, chú ý khoảng cách giữ hay thanh đòn tay tốt nhất là dưới 550mm.
Những lưu ý khi công cốp pha nhựa:
- Đinh đóng ván cốp pha thường có độ dài 4cm đến 5cm.
- Khi đóng cốp pha nhựa nên cách mép từ 8cm đến 10cm để đảm bảo độ chịu lực.